

THÔNG ĐIỆP CHÀO MỪNG
Ông Nobuaki Aoyama
Môi trường và năng lượng toàn cầu luôn đối mặt với một thách thức quan trọng, cho dù cả hai đều có thể được bảo đảm một cách hài hòa và bền vững, và hiện nay đang bị ảnh hưởng trầm trọng bởi COVID-19 Trước bối cảnh trên, được sự hỗ trợ và ủng hộ của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) và Bộ Công Thương Việt Nam (MOIT), Tổ chức Liên minh Doanh nghiệp Nhật Bản về Năng lượng Thông minh Toàn cầu (JASE-W) vinh dự được tổ chức “Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Nhật Bản về tiết kiệm năng lượng và năng lượng tái tạo” với sự tham gia của các Đại diện và Chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng đến từ các cơ quan nhà nước và khu vực tư nhân. Chúng tôi tin rằng Diễn đàn này sẽ cung cấp thông tin và cơ hội tốt nhất về tiết kiệm năng lượng và phát triển năng lượng bền vững hơn ở Việt Nam, và có thể mang lại cơ hội hợp tác cụ thể giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực năng lượng. Tôi mong muốn rằng sẽ được gặp rất nhiều đại biểu tham gia vào Diễn đàn của chúng tôi, và đồng thời tôi hy vọng rằng mối quan hệ hợp tác giữa hai nước sẽ được tăng cường củng cố hơn nữa thông qua sự kiện quan trọng này
Nobuaki Aoyama
Ông Trịnh Quốc Vũ
Để đảm bảo an ninh năng lượng, Chính phủ Việt Nam đã và đang triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó vừa phát triển các nguồn năng lượng mới bền vững, vừa thực hiện tiết kiệm năng lượng trong mọi hoạt động của đời sống và kinh tế, xã hội. Bộ Công Thương là cơ quan đầu mối triển khai Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030 với mục tiêu đạt mức tiết kiệm năng lượng từ 5,0 - 7,0% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2025 và từ 8 - 10% giai đoạn từ 2019 đến năm 2030. Trong bối cảnh đó, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản về Năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và tái tạo tổ chức tại Hà Nội sẽ tạo cơ hội tuyệt vời cho các bên liên quan của Việt Nam tiếp cận với các nhà cung cấp thiết bị, công nghệ Nhật Bản trong lĩnh vực sử dụng năng lượng hiệu quả và năng lượng tái tạo. Tôi tin rằng những thảo luận tại Diễn đàn lần này sẽ giúp tăng cường hợp tác trao đổi công nghệ, góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa hai nước trong lĩnh vực năng lượng.
Trinh Quoc Vu
BỐI CẢNH
Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hàng đầu khu vực Đông Nam Á, với dân số gần 100 triệu người, nhu cầu năng lượng ngày càng lớn và được dự báo sẽ gia tăng nhanh chóng trong tương lai. Để đảm bảo an ninh năng lượng, Chính phủ Việt Nam đã và đang triển khai thực hiện nhiều giải pháp, bao gồm phát triển các nguồn năng lượng mới bền vững và thực hiện tiết kiệm năng lượng trong mọi hoạt động của đời sống, kinh tế, xã hội. Trước bối cảnh đó, được sự hỗ trợ và ủng hộ của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) và Bộ Công Thương Việt Nam (MOIT), Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng Nhật Bản (ECCJ), Tổ chức Liên minh Doanh nghiệp Nhật Bản về Năng lượng Thông minh Toàn cầu (JASE-W) và Trung tâm Phát triển xanh (GreenDC) tổ chức “Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Nhật Bản về tiết kiệm năng lượng và năng lượng tái tạo”.
Diễn đàn nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng giữa hai quốc gia, giới thiệu các giải pháp và công nghệ năng lượng tiên tiến của Nhật Bản và thúc đẩy giao thương doanh nghiệp của hai nước.
THÔNG TIN DIỄN ĐÀN
CÁC PHIÊN THẢO LUẬN
Phiên 1:
Nâng cao hiệu quả năng lượng cho ngành điện và các doanh nghiệp sản xuất
- Xu hướng năng lượng hiện tại và tiềm năng Tiết kiệm năng lượng ở Việt Nam/Current Energy Trends and Energy Saving Potential in Vietnam [Ông Hoàng Việt Dũng, Vụ Tiết kiệm Năng lượng và Phát triển Bền vững, Bộ Công Thương, Việt Nam]
- Hệ thống Pin lưu huỳnh natri lưu trữ năng lượng /NaS Storage battery system [Ông. Tomio Tamakoshi,
Phó Tổng giám đốc Bộ phận lưu trữ năng lượng Nhóm kinh doanh cơ sở hạ tầng năng lượng, Công ty TNHH NGK Insulators] - Giảm năng lượng bằng sử dụng khí tự nhiên/ Energy reduction by Utilizing Natural Gas [Ông Shigemitsu Tanaka, Giám đốc điều hành, Công ty năng lượng khí Sojitz Osaka]
- Các giải pháp tối ưu hoá vận hành và sử dụng năng lượng của Kansai Electric Power Group/Oversea’s Solutions Business of Kansai Electric Power Group [Ông Kotaro Miyake, Trưởng Đại diện, Công ty Giải pháp năng lượng Kanden]
- Công nghệ làm nguội than cốc (CDQ) trong sản xuất thép tiết kiệm năng lượng của Nippon Steel Engineering/CDQ Technologies for E-saving Steelmaking Process, Nippon Steel Eng [Ông. Nao Yamanaka, Trưởng phòng Marketing Nhà máy thép, Khu vực Đông Nam Á, Công ty Nippon Steel Engineering]
Phiên 2:
Công nghệ điện rác
-
- Hiện trạng và tiềm năng điện rác ở Việt Nam/Waste to Energy in Vietnam [Ông Lê Trọng Linh, Giám đốc dự án, Công ty cổ phần Môi trường Thuận Thành]
- Công nghệ điện rác/Waste to Energy Technology [Bà. Yuriko Endo, Trợ lý Giám đốc, Công ty Nippon Steel Engineering]
- Hệ thống xử lý chất thải thu hồi và chuyển hoá năng lượng nhằm giảm thiểu phát thải CO2/ Waste to Energy system connecting industries for CO2 reduction & Energy Conversion [Bà Lương Thị Mai Hương, Trưởng phòng kinh doanh, Công ty Hitachi Zosen]
Phiên 3:
Sử dụng nhiệt, nồi hơi hiệu quả cao và các công nghệ khác
- Tiềm năng của việc sử dụng nhiệt hiệu quả và những nguồn nhiệt chưa được sử dụng ở Việt Nam/Potential of Un-used and Efficient Heat Utilization in Vietnam [TS. Nguyễn Xuân Quang, Đại học Bách khoa Hà Nội]
- Công nghệ Bơm nhiệt và trữ nhiệt tiết kiệm năng lượng, giảm hiệu ứng nhà kính/ Introduction of Heat Pump and Themal Storage System Technologies to contribute the reduction of GHG emissions [Ông Akihiro Takeuchi, Giám đốc phòng nghiên cứu kỹ thuật và Quốc tế, Trung tâm công nghệ trữ nhiệt và bơm nhiệt Nhật Bản]
- Hệ thống đồng phát và sử dụng Hydro để sản xuất điện/Kawasaki Cogeneration System & Hydrogen Technology for power generation [Ông Yuichi Higuchi, Phòng kinh doanh hệ thống năng lượng quốc tế, Công ty Kawasaki Heavy Industry]
- Hệ thống lò hơi và máy lạnh hiệu suất cao sử dụng nhiệt thải một lần/High-efficiency once-through Boiler and chiller system [Ông Tatsuya Tanaka, Giám đốc phòng dự án nước ngoài, Công ty Kawasaki Thermal Engineering]
- Công nghệ vỏ bọc công trình sáng tạo trong Tòa nhà phi năng lượng và Đô thị thông minh/Innovative façade technology in ZEB and smart city [Ông Hidefumi Odaka, Công ty AGC Châu Á Thái Bình Dương]